Media
ADPC-iPrepare: The 2008 historic flood – How did My Duc deal with it?

The 2008 historic flood – How did My Duc deal with it?

Phúc Khê, Vietnam

Post by Ngọc Lê Thị
Share this on:

For local people in Phuc Khe commune, My Duc district, Ha Tay, the sixth storm in 2008 is the most unforgettable memory in their life. Everyone shudders when someone mentions about that storm. Although the storm did not make significant damage on humans, it suffered heavy losses on the property of 120 households in the district.

In order to prevent negative impacts of storms, local people have solutions for preventing floods as soon as possible. People in the community; including adults and children, built dykes and dams together in order to prevent floods run into the village. Although it is difficult, every person in the village will still try their best to build a 500 meter dyke.

Besides that, each family is in responsible to move their own foods from the floods, (for example, rice to a higher floor or cabinet), and have a reserve of foods for the family during stormy days. Our family have better conditions than others in the same community, our neighbor had to buy food including rice and boxes of papaw to replace the vegetables which were made rotten by the rain.

Nevertheless, the community made a group to clean out the sewer system and cut branches that would easily break in high winds in order to avoid injury for people passing. Protective systems for house (windows, doors or fence roof, etc ) were checked carefully.

Hao Thi Nguyen, president of the health station said: “We tried to save medicine in order to cure and provide for local people, we also provide for each household two packs of water filters to ensure that they have fresh water for stormy days”. Furthermore, Huong Van Nguyen also gives information “We encouraged young people from all the community to scrape and dredge the ditcher. 30 adolescents completed nearly 1 kilometer in only 3 days”.

Vietnam has an idiom “Preventing is better than treating”, which shows that disaster preparedness is very important. Our village was successful in protecting local people from the flood in 2008 with no significant damage on human and property and no one was injured or killed. The most damage in property was just 7 hectares of rice and vegetables plans. Consequently, we should always prepare to respond to natural disasters as they could happen at anytime.

If you are the best of disaster preparedness, you will increase the chance for you and those around you to live longer.


In Vietnamese:

Có lẽ đối với những người đang sống ở vùng quê Phúc Khê, Mỹ Đức-Hà Tây thì cơn bão số 6 năm 2008 là một kỷ niệm khó quên của mỗi người. Mỗi khi nhắc đến trận lũ lịnh sử này, ai cũng phải hãi hùng khiếp sợ, mặc dù không bị ảnh hưởng đến tính mạng nhưng cũng gây ra nhiều thiệt hại về tài sản cho 120 hộ dân nơi đây.

Để phòng tránh ảnh hưởng xấu của cơn bão lịch sử, người dân nơi đây cũng đã có những biện pháp để phòng tránh lũ kịp thời. Cả làng, từ người trẻ đến người già cùng nhau đắp đê chắn lũ. Người người, nhà nhà cùng nhau đội áo mưa đi đắp đập ngăn lũ tràn vào làng. Vất vả là thế nhưng ai cũng cố gắng làm, cùng nhau góp sức đắp 500m đê ngăn con nước ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Bên cạnh đó, mỗi gia đình đều di dời lúa, gạo, thực phẩm của gia đình lên những nơi cao ráo( trên tầng, trên các tủ đựng đồ), mua dự trữ thực phẩm nhằm giúp giữ gìn nguồn lương thực của gia đình trong những ngày bão lũ. Tôi vẫn còn nhớ như in, nhà tôi có điều kiện khá hơn những nhà xung quanh, có nhà tầng, cao ráo nên những người hàng xóm xung quanh trở lúa đến để gửi nhờ phòng nước ngập đến nhà họ vì nhà họ thấp và ẩm. Ngôi nhà của tôi vậy là có rất nhiều lúa gạo của người dân xung quanh đến gửi nhở và cả những thùng chứa đầy những quả đu đủ xanh để ăn qua ngày vì rau bị hỏng hết do mưa nhiều, đấy cũng là điều kiện lý tưởng để những chú nhóc chuột tìm đến nhà tôi để tung hoành.

Không những thế, mọi người cùng bảo nhau dọn dẹp các hệ thống cống rãnh cho thông thoáng để dòng nước dễ thoát, chặt các cành cây nhằm giảm nguy cơ rơi, gãy vào người dân khi gió giật mạnh. Các hệ thống bảo vệ ngôi nhà( cửa sổ, cửa ra vào, mái chắn…) được kiểm tra kĩ, nhằm đảm bảo sự chắc chắn cho ngôi nhà.

Qua hỏi thăm và trao đổi với cô Nguyễn Thị Hảo- Trạm trưởng trạm y tế xã được biết:”Trạm y tế ở đây cũng đã cố gắng dự trữ thuốc men để có thể điều trị và cấp phát thuốc cho người dân, đồng thời cấp phát cho mỗi hộ gia đình 2 gói thuốc khử nước nhằm giúp nước sinh hoạt luôn sạch sẽ khi cơn lũ ập đến”:Bác trưởng thôn Nguyễn Văn Hưởng cũng tiếp lời:” Tôi đã huy động toàn bộ lực lượng thanh niên trong thôn,đào vét kênh mương, khơi thông dòng chảy. Gần 1km kênh mương ở địa phương đã được khơi thông nhờ 30 thanh niên trong thôn chỉ trong 3 ngày”.

Dân gian ta đã có câu:” phòng bệnh hơn chữa bệnh” việc chuẩn bị ứng phó với những thảm họa thiên nhiên là vô cùng quan trọng. Với việc chuẩn bị ứng phó kỹ càng của người dân kết hợp với sự giúp đỡ, động viên tận tình của cán bộ địa phương mà người dân ở thôn tôi đã vượt qua cơn bão lịch sử mà không có thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, không có ai bị thương và tử vong, thiệt hại về tài sản nặng nhất là 7ha lúa, rau màu bị ngập úng trong nước. Vì vậy, hãy luôn ứng phó và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để ứng phó với thiên tai có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Chuẩn bị ứng phó tốt là bạn đã tạo thêm cho bạn và những người xung quanh thêm một cơ hội nữa để sống.



More on this assignment

Historic flood in Quang Tri 2008
.